Home Kiến thức & kinh nghiệm Nhà ống Việt xưa và nay

Nhà ống Việt xưa và nay

Bởi webxaynha

Tại các thành phố, thị trấn của Việt Nam chúng ta đặc trưng bởi một loại công trình nhà ở phổ biến nhất, đó là nhà ống.

Nhà ống (tiếng Anh: tube house) là nhà được trên lô đất có mặt tiền hẹp, rộng chỉ từ 3 đến 6 mét và chiều dài đến 60 mét.

Nguồn gốc và lịch sử nhà ống Việt Nam

Từ quan điểm lịch sử, có hai giả thuyết về nguồn gốc hình thành nhà ống Việt Nam chúng ta hiện nay.

Giả thuyết theo quan điểm xã hội:

Một căn nhà nông thôn được sở hữu một phần bởi cha mẹ. Phần còn lại được chia nhỏ ra thành các phần bằng nhau cho những người con trai khi họ lập gia đình.

Nhà ống Việt tại Hội An. Ảnh: Internet.
Hình 1. Nhà ống tại phố cổ Hội An. Nguồn: Internet.

Theo truyền thống, người con trai cả sẽ sống cùng cha mẹ và phụng dưỡng họ, trong khi những người con trai khác sống quanh đó. Vì thế, ngôi nhà ban đầu sau này sẽ phát triển thành vài hộ gia đình, cùng sản xuất và kinh doanh một mặt hàng. Theo thời gian, số lượng nhân khẩu tăng lên và điều này dẫn đến nhu cầu diện tích ở cũng tăng tương ứng. Ngôi nhà có thể được xây dựng ngay một lúc hoặc dần dần từng khối một, từ mặt đường vào bên trong. Nhà được xây với vật liệu đơn giản và có sẵn tại chỗ, chẳng hạn như tre và đất sét. Sau này, khi chủ nhà có điều kiện kinh tế khá hơn, ngôi nhà một tầng tranh tre, lá ban đầu sẽ được nâng cấp thành ngôi nhà hai tầng xây bằng gạch và gỗ.

Giả thuyết hình thành nhà ống theo quan điểm xã hội.
Hình 2. Giả thuyết hình thành nhà ống Việt theo quan điểm xã hội.

Giả thuyết theo quan điểm kinh tế:

Các thư tịch cổ từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn (thế kỷ 15 đến thế kỷ 19) cho thấy, nguồn thu ngân sách chính của nhà nước phong kiến chủ yếu đến từ tiền thuế thu từ các hoạt động kinh doanh của thị dân.

Mức tính thuế không căn cứ vào loại hình kinh doanh hoặc doanh số của cửa hàng, mà chỉ dựa vào chiều rộng của nhà phố kinh doanh.

Để giảm tiền thuế và đảm bảo sự công bằng trong việc nộp thuế trong phạm vi một phường/ hội kinh doanh hoặc làm nghề thủ công. Các thửa đất được xây dựng được chia đồng đều, ấn định ở mức 3 đến 4 m chiều ngang, vừa đủ để một cửa hiệu quy mô nhỏ hoặc vừa hoạt động.

Giả thuyết hình thành nhà ống Việt theo quan điểm kinh tế.
Hình 3. Giả thuyết hình thành nhà ống Việt theo quan điểm kinh tế.

Kiến trúc nhà ống truyền thống Việt Nam

Nhà ống truyền thống được tổ chức thành các phân khu, chia nhỏ bởi khoảng sân nằm ở giữa. Nó thường bao gồm hai tầng. Tầng trệt chứa một cửa hàng và kho chứa cũng như phòng khách, nhà bếp với phòng ăn và các thiết bị vệ sinh. Tầng trên là nơi ngủ nghỉ của gia đình. Một vị trí trung tâm trong ngôi nhà bố trí bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Ban đầu, nhà được xây dựng bằng các vật liệu đơn giản như gỗ, tre và đất sét.

Nhà ống truyền thống Việt Nam.
Hình 4. Nhà ống truyền thống ở Niền Bắc (trái) và Miền Trung (phải).

Hình bên trái: a. lối vào, b. gian phí trước, c. sân trong, d. nhà phía sau, e. sân trong, f. khu vực vệ sinh:
Hình bên phải: a. lối vào, b. hiên, c. gian phía trước, d. gian giữa nhà, e. sân trong, f. nhà vệ sinh, g. gian phía sau, h. sân.

Kiến trúc nhà ống hiện đại

Quá trình thay đổi về lịch sử, dân số, vật liệu xây dựng, v/v nên kiến trúc nhà ống đã được biến đổi.

Nhà ống Việt hiện nay.
Hình 5. Nhà phố hiện nay. Nguồn: Internet.

Tuy nhiên, mặt bằng tầng trệt của nhà phố thường vẫn bố trí để kinh doanh.

Một hoặc nhiều tầng của ngôi nhà bố trí để ở cho gia đình. Phòng chính hoặc phòng khách được bố trí ở phía trước, hướng ra đường phố. Kết nối với phòng khách, ban công hoặc lô gia trở thành yếu tố thiết yếu của mặt tiền, liên kết không gian sống với ngoại thất.

Phân loại nhà ống Việt hiện nay

Nhà ống là mẫu nhà phổ biến nhất tại Việt Nam chúng ta. Nên, rất nhiều mẫu thiết kế nhà ống ấn tượng từ: mẫu nhà mái thái, mái bằng, nhà ống 2 tầng, 3 tầng, v/v.

Tùy theo cách phân loại, nhà ống có những kiểu mẫu khác nhau như:

Thứ 1. Phân loại nhà ống theo số tầng: Nhà ống 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng hay 6 tầng, v/v.

Thứ 2. Phân loại nhà ống theo kiến trúc: Nhà ống kiến trúc hiện đại, nhà ống kiến trúc cổ điển, nhà ống kiến trúc tân cổ điển, v/v.

Thứ 3. Phân loại nhà ống theo mái nhà: Nhà ống mái bằng bê tông cốt thép (btct), nhà ống mái thái, nhà ống mái tôn.



Những mẫu thiết kế nhà ống Việt phổ biến hiện nay

Mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng

Mẫu thiết kế nhà ống 4 tầng

Chi phí xây dựng nhà ống hiện nay

Những loại chi phí khi xây dựng nhà ống hiện nay gồm:

+ Chi phí tư vấn và thiết kế.

+ Chi phí xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

+ Chi phí xây dựng nhà phần thô và hoàn thiện.

+ Chi phí trang trí nội và ngoại thất.

+ Chi phí hoàn công xây nhà.

+ Chi phí phát sinh khác như lắp đặt điện, nước, v/v.

Cách dự toán chi phí xây ống hiện nay

Hiện nay, có 2 cách dự toán chi phí xây nhà ống đó là:

1. Dự toán chi phí xây nhà theo khối lượng và đơn giá.

2. Dự toán chi phí xây nhà theo m2 xây dựng.

Cách 2 sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà phố – nhà ống.

Công thức tính chi phí xây nhà ống = Diện tích x đơn giá 1m2.

Để tính diện tích tính đơn giá xây nhà thì mỗi đơn vị nhận thi công xây dựng nhà sẽ có cách tính khác nhau.

Dưới đây là cách tính phổ biến tại TP HCM.

Diện tích tính chi phí xây nhà ống = A + B + C + D. Trong đó:

A. Tầng hầm = Diện tích x Hệ số 150 – 250%

B. Phần móng:

Nếu móng đơn = Diện tích x Hệ số 40%.

Nếu móng cọc = Diện tích x Hệ số 30-50%

Nếu móng bè = Diện tích x Hệ số 50%.

C. Phần thân = Diện tích x Hệ số 100%.

D. Phần mái:

Mái BTCT = Diện tích x Hệ số 50%

Mái Tole = Diện tích x Hệ số 20%

Mái ngói + Bê tông cốt thép = Diện tích mặt nghiêng x Hệ số 100%

Mái ngói và kèo sắt = Diện tích mặt nghiêng x Hệ số 70%

Cách tính diện tích tính giá xây dựng nhà ống tại TpHCM.

Thách thức kiến trúc nhà ống hiện nay

Hầu hết các ngôi nhà ống không còn khoảng sân trong. Mặt tiền là mặt nhà duy nhất để ánh sáng tự nhiên chiếu vào thì bị đóng chặt vì đường phố quá bụi và ồn ào. Hơn nữa chúng còn bị che kín bởi các tấm biển quảng cáo quá cỡ.

Nhà ống mọc lên san sát khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn. Nhà sát nhà nên không gian cây xanh thu hẹp lại.

Thiết kế xây dựng nhà ống thường không chừa khoảng lùi thoát hiểm. Đây cũng là vấn đề an toàn quan trọng khi xảy ra sự cố đối với nhà ống.

Lời bình:

Bài viết: “Nhà ống Việt xưa và nay” rất mong nhận được góp ý từ bạn đọc để cập nhật và hoàn thiện hơn.

Nguồn tham khảo:

Nguyễn Quang Minh. Sự phát triển kinh tế xã hội của khu phố cổ Hà Nội (1).

KTS Vũ Hoàng Sơn. Nhà ống, quá khứ và hiện tại (2).

Daniel Grünkranz. Tube House Vietnam. Reviewing a positive modernism (3)

Tran Thi Minh Hieu. Why are houses so narrow in Vietnam? The histrory of the tube house (4)

Bài viết liên quan

Góp ý, bình luận