Thiết kế nhà đẹp đơn giản, thông thoáng, hiện đại và kết hợp với mãng xanh dịu mát đang là xu hướng được nhiều người yêu thích. Trong đó, các mẫu nhà đẹp 2 tầng được không ít gia đình trẻ lựa chọn. Họ chấp nhận sống xa trung tâm thành phố để có thể thỏa sức thể hiện cá tính và cho cảm giác thực sự được nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc.
Lý do các mẫu nhà 2 tầng đẹp được nhiều gia đình trẻ lựa chọn
Có nhiều lý do mà những mẫu nhà 2 tầng đơn giản hiện đại được nhiều gia chủ lựa chọn như:
- Mẫu nhà 2 tầng đáp ứng đầy đủ công năng, nhu cầu sử dụng phần đông gia đình trẻ. Khi mà, mỗi gia đình thường có 2 thế hệ (bố/ mẹ và con) và 3-4 thành viên.
- Thiết kế xây nhà 2 tầng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với các mẫu nhà 3, 4 hay 5 tầng.
- v/v.
Sưu tập các mẫu thiết kế nhà 2 tầng đẹp
Các mẫu nhà đẹp 2 tầng được ưa chuộng ở nông thôn và các khu vực vùng ven tại các thành phố. Bao gồm: mẫu nhà ống 2 tầng, mẫu nhà 2 tầng mái thái và mẫu nhà biệt thự mini 2 tầng, v/v.
-
Bạn có kế hoạch thiết kế xây dựng mẫu nhà 2 tầng? Bạn muốn biết chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 và xây nhà …
Bởi webxaynha -
Nhà 2 tầng được thiết kế theo phong cách tân cổ điển với những chi tiết đơn giản, nhẹ nhàng thanh thoát mà không kém …
-
Tham khảo những mẫu nhà 2 tầng mái thái mặt tiền 6m, 7m, 8m, 10m và 11m đẹp hiện đại được nhiều gia đình trẻ …
Bởi webxaynha -
Các mẫu thiết kế, những yếu tố ảnh hưởng và cách tính chi phí xây các mẫu nhà 2 tầng đơn giản theo m2 xây …
Bởi webxaynha -
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà, cách tính diện tích và dự toán chi phí xây nhà ống 2 tầng 100m2 phần …
Bởi webxaynha -
Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà 2 tầng 50m2, 60m2, 70m2, 80m2, 100m2 phần thô và trọn gói theo m2 vuông xây dựng …
Bởi webxaynha -
Từ mẫu nhà 2 tầng cũ, các kiến trúc sư đã thiết kế để cải tạo thành mẫu nhà mẫu nhà 4 tầng đẹp hiện …
Bởi webxaynha -
Thiết kế từ cảm hứng về một không gian thiền định nhỏ và kiến trúc nhà ở nông thôn. Mẫu nhà đẹp 2 tầng 7 …
Bởi Trung Nguyễn -
Các mẫu nhà 2 tầng đơn giản được nhiều gia đình trẻ lựa chọn, là xu hướng thiết kế nhà đẹp hiện nay, phù hợp …
Bởi webxaynha
Kinh nghiệm thiết kế xây dựng các mẫu nhà 2 tầng đẹp và rẻ
Có được ngôi nhà mới khang trang là niềm mơ ước của biết bao người. Vậy, làm sao để thiết kế mẫu nhà đẹp, tiện dụng nhưng tiết kiệm nhất?
Xác định rõ mục đích và yêu cầu xây nhà
Bản thiết kế nhà có nhiều phong cách và kiểu dáng đẹp. Nên, trước khi tiến hành thiết kế xây nhà thì bạn và gia đình nên:
Mục đích xây nhà để ở hay cho thuê làm văn phòng, nhà trọ, v/v.
Nhu cầu hay yêu cầu về số lượng, diện tích từng phòng (phòng khách, ngủ, bếp, tắm, thờ).
Kiểu nhà ống/ nhà phố hay biệt thự. Thiết kế theo phong cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại đơn giản. Loại mái nhà là mái thái, mái bằng, hay mái tole, v/v.
Chuẩn bị tài chính để thiết kế xây nhà
Mỗi mẫu nhà có chi phí thiết kế và xây dựng khác nhau. Tùy vào nhu cầu và khả năng, bạn sẽ chọn được những mẫu thiết kế nhà yêu thích và phù hợp nhất.
Để lựa chọn mẫu nhà đẹp, bạn nên dành thời gian để trao đổi với kiến trúc sư để đưa ra phương án thiết kế nhà đẹp phù hợp.
Chọn công ty thiết kế nhà ở phù hợp
Thuê đơn vị thiết kế, bạn sẽ mất một khoản chi phí thiết kế. Tuy nhiên, bạn sẽ được khảo sát, tư vấn và thiết kế mẫu nhà phù hợp nhất.
Việc chọn đúng công ty thiết kế nhà ở phù hợp còn giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong quá trình thi công xây dựng nhà.
Lựa chọn công ty xây dựng uy tín
Thời gian thi công xây dựng nhà 2 tầng khoảng 2-4 tháng. Trong đó, công ty xây dựng là đơn vị sẽ triển khai và hiện thực ngôi nhà của bạn.
Việc lựa chọn công ty xây dựng uy tín không những giúp xây dựng ngôi nhà đẹp, bền mà còn hạn chế chi phí phát sinh và tiết kiệm thời gian, tiền của xây nhà.
»»» Tham khảo: Kinh nghiệm chọn nhà thầu xây nhà.
Những lưu ý để thiết kế mẫu nhà 2 tầng đẹp
Thiết kế nhà cấp 4, hay các mẫu nhà đẹp 2 tầng thì cũng cần chú ý đến việc bố trí các phòng sao cho không bị bó hẹp không gian, không đúng với công năng sử dụng. Thiết kế nhà đẹp cần tiết kiệm được diện tích và có nhiều khoảng không để lấy gió, lấy sáng và sinh hoạt chung không bị vướng víu.
Bố trí mặt bằng tầng 1:
Tầng 1 thường là nơi sinh hoạt nhiều nhất nên cần bố trí sao cho rộng rãi và thoải mái nhất. Mặt bằng tầng 1 bố trí 1 gara để xe, 1 phòng khách, 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh và 1 nhà bếp. Phòng khách được bố trí đầu tiên sau cửa vào, diện tích rộng và thoáng. Tiếp theo là cầu thang rồi đến phòng ngủ bố trí ở cạnh bên phải hoặc trái, ở giữa có lối đi. Sâu bên trong là đến phòng ăn và phòng bếp. Nếu diện tích đất ngắn có thể tích hợp chung phòng bếp và phòng ăn.
Bố trí mặt bằng tầng 2:
Tầng 2 nên bố trí 2 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 1 phòng thờ và 1 nhà vệ sinh. Các phòng ngủ nên có cửa sổ để gió lùa và lấy sáng.
Bố trí mặt bằng mái:
Tùy vào đặc điểm khí hậu tại địa phương. Mái nhà có thể là mái Tole, bê tông cốt thép nhưng đảm bảo chống nóng, cách nhiệt để mùa hè giảm thiểu bị hấp nhiệt rất nóng.
Tuy xây nhà 2 tầng nhưng cũng phải có bản vẽ thiết kế, bao gồm phần thiết kế kiến trúc, điện – nước và kết cấu. Trước khi xây nhà nên dự toán cẩn thận để cân đối chi phí, tránh vượt quá tài chính đang có dẫn tới khó khăn trong việc hoàn thiện căn nhà.
Tùy theo gia chủ, bạn có thể tham khảo về hướng nhà hợp với gia chủ, màu sơn nội ngoại thất, cách sắp xếp và bài trí các đồ đạc trong nhà sao cho thuận thiện, tránh xung khắc theo mệnh hoặc tuổi.

Dự toán chi phí xây dựng nhà 2 tầng
Việc dự toán chi phí xây nhà không những đảm bảo ngân sách mà còn là:
- Cơ sở quyết định mức đầu tư, quy mô xây dựng nhà phù hợp.
- Cơ sở để thương thảo hợp đồng với nhà thầu xây nhà.
Trong xây dựng nhà ở gia đình, hiện nay thường dùng 2 cách để tính chi phí xây nhà đó là:
- Tính chi phí xây nhà theo m2 xây dựng.
- Tính chi phí xây nhà theo bóc tách khối lượng và đơn giá.
Cách tính chi phí xây nhà theo m2 xây dựng nhà 2 tầng.
Chi phí xây nhà = diện tích x đơn giá xây nhà theo m2 xây dựng, cụ thể:
Phần móng nhà.
- Nếu móng đơn = Diện tích x hệ số 40%.
- Nếu móng cọc = Diện tích x hệ số 30%,
- Nếu móng bè = Diện tích x hệ số 50%.
Các tầng (bao gồm trệt, lầu, chuồng cu (nếu có)) = Diện tích x hệ số 100%.
Phần mái nhà:
- Mái BTCT = Diện tích x hệ số 50%
- Mái Tole = Diện tích x hệ số 20%.
- Mái BTCT dán ngói = Diện tích mặt nghiêng x hệ số 100%
- Mái ngói kèo sắt = Diện tích mặt nghiêng x hệ số 70%
Xây nhà 2 tầng có phải xin giấy phép xây dựng
Những trường hợp được miễn giấy phép khi xây dựng nhà ở riêng lẻ
Theo điều 89, luật số: 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021 thì:
Công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, ngoại trừ các trường hợp sau:
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.
Như vậy, khi có kế hoạch xây dựng mới công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Chủ đầu tư nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho Ủy ban nhân dân các Quận/ Huyện. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản vẽ xin phép xây dựng nhà 2 tầng. (Chủ đầu tư được tự thiết kế đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m).
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm. Hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
- Một số giấy tờ khác (tùy trường hợp).
Những trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (Theo điều 98, luật xây dựng năm 2014):
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng, quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Bản gốc giấy phép và bản vẽ đã được cấp.
Quy định về gia hạn giấy phép xây dựng
Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.
Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng.
Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới. (Điều 99, luật xây dựng năm 2014).
»»» Xem thêm: Kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng nhà ở mới tại đây.
Thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ 2 tầng
Theo điều 6, thông tư 05-2015/TT-BXD. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m. Chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận.
»»» Xem thêm: Kinh nghiệm xây nhà mới đẹp, tiết kiệm.