Xây nhà là việc lớn và thú vị trong đời của mỗi người, cho phép chúng ta được lập kế hoạch, triển khai thiết kế, dự trù chi phí xây nhà và thi công xây dựng theo ý của mình.
Trong đó, tự tính dự trù chi phí xây nhà hết bao nhiêu tiền là một bước quan trọng trong hành trình thiết kế xây dựng ngôi nhà đẹp mơ ước của bạn. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, có nhiều biến động về giá vật liệu xây dựng như năm 2021.
Qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn sẽ tự tính chi phí xây nhà chính xác, giúp quá trình xây nhà diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm.
- Nên mua đất xây nhà hay mua nhà xây sẵn
- Lợi ích của dự trù chi phí xây nhà
- Những yếu tố cấu thành nên chi phí xây nhà
- Cách tính chi phí xây nhà theo m2 xây dựng
- Dự trù chi phí xây nhà cấp 4
- Dự trù chi phí xây nhà 2 tầng
- Dự trù chi phí xây nhà 2 tầng 1 tum
- Dự trù chi phí xây nhà 3 tầng
- Dự trù chi phí xây nhà 4 tầng
- Cách giảm chi phí xây nhà
Nên mua đất xây nhà hay mua nhà xây sẵn
Thay vì mua chung cư hoặc mua nhà đã xây sẵn thì bạn phải làm việc nhiều hơn khi mua đất xây nhà.
Nhưng, mua đất xây nhà cho phép bạn được lên kế hoạch, triển khai thiết kế xây dựng ngôi nhà đẹp theo sở thích.
Vậy, nên mua đất xây nhà hay mua nhà xây sẵn? Hãy xem xét những ưu và nhược điểm dưới đây nếu bạn đang nghĩ đến việc xây dựng một ngôi nhà mới:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Tự thiết kế, bố trí công năng cho ngôi nhà theo nhu cầu và sở thích. | Bạn mất thời gian và công sức để tìm mua đất, thiết kế, dự toán, thi công, v/v. |
Nhà tự xây dựng thường ít chi phí sửa chữa, bảo trì hơn nhà mua xây sẵn. | Chi phí xây nhà mới có thể đắt hơn mua nhà xây sẵn hoặc mua nhà cũ. |
Lợi ích của dự trù chi phí xây nhà
Dự toán xây nhà hết bao nhiêu tiền là một bước quan trọng trong hành trình tự xây dựng ngôi nhà mơ ước của bạn.
Những lợi ích khi lập dự trù chi phí xây nhà:
- Có căn cứ để bạn chuẩn bị tiền xây nhà.
- Có căn cứ để bạn quyết định quy mô xây dựng.
- Có căn cứ để bạn thương thảo với nhà thầu xây dựng.
Những yếu tố cấu thành nên chi phí xây nhà
Xây nhà hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí xây dựng, diện tích, nhân công, vật liệu xây dựng, v/v.
1. Vị trí xây dựng
Vị trí xây dựng ảnh hưởng đến chi phí xây nhà theo một số cách. Ví dụ: cùng một mẫu thiết kế nhà cấp 4 nhưng chi phí xây nhà cấp 4 ở Bình Dương có thể cao hơn ở Bến Tre. Đó là do có sự khác nhau về chi phí lao động và giá vật liệu xây dựng.
Ngoài ra, vị trí xây dựng với kích thước lớn – nhỏ, hình dạng, loại đất và điều kiện giao thông, thời tiết khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí xây nhà. Nên, cùng mẫu thiết kế nhưng chi phí xây nhà ống 2 tầng ở TP Thủ Đức sẽ khác với ở TP Đà Nẵng.
2. Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng ngôi nhà của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí xây nhà.
Giá 1m2 xây dựng sẽ giảm khi diện tích xây dựng lớn. Nhưng, nói chung thì một ngôi nhà lớn sẽ tốn nhiều chi phí xây dựng hơn nhà nhỏ. Vì, xây nhà lớn cần sử dụng nhiều vật liệu và nhân công hơn.
Dưới đây là bảng giá xây nhà phần thô năm 2021 tại khu vực TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai theo diện tích xây dựng.
Diện tích xây dựng | Giá xây nhà phần thô năm 2021 |
Từ 360m2 trở lên | 3,250,000 vnđ/m2 |
Từ 300m2 đến dưới 360m2 | 3,350,000 vnđ/m2 |
Từ 240m2 đến dưới 300m2 | 3,450,000 vnđ/m2 |
3. Nhân công xây dựng
Chi phí nhân công xây nhà cũng thay đổi theo từng khu vực, quy mô và độ phức tạp về thiết kế của ngôi nhà.
Những ngôi nhà lớn, yêu cầu nhiều trang trí hơn sẽ tốn nhiều chi phí hơn những ngôi nhà nhỏ, thiết kế nhà đơn giản. Ví dụ: Chi phí nhân công xây nhà 2 tầng 100m2 sẽ nhiều hơn chi phí nhân công xây nhà cấp 4 100m2. Hay, chi phí nhân công xây nhà cấp 4 120m2 theo phong cách đơn giản sẽ tiết kiệm hơn theo phong cách cổ điển.
Bảng giá nhân công xây dựng nhà phố phổ biến ở các thành phố hiện nay:
Loại chi phí | Khoảng giá |
Nhân công xây nhà | 1,200,000 vnđ đến 1,600,000 vnđ/m2 |
4. Vật liệu xây dựng
Vật liệu dựng nhà ống – nhà phố thông thường gồm vật liệu xây dựng phần thô và vật liệu xây dựng phần hoàn thiện.
- Vật liệu xây dựng phần thô: Cát, thép, xi, gạch, v/v.
- Vật liệu xây dựng phần hoàn thiện: Gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, cửa các loại, v/v.
Vật liệu xây dựng chiểm tỷ trọng lớn nhất cấu thành chi phí xây nhà. Bạn nên thương thảo với đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công để chọn vật liệu phù hợp với ngân sách của mình.
Bảng chi phí vật liệu xây dựng nhà phố phổ biến ở các thành phố hiện nay:
Loại chi phí | Khoảng giá |
Vật liệu xây nhà phần thô và vật liệu xây nhà phần hoàn thiện | 4,000,000 vnđ đến 5,000,000 vnđ/m2 |
5. Các yếu tố khác
Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí xây nhà như:
Các công năng đặc biệt như: Tầng hầm, tầng lững, tum thang, loại mái, kiểu kiến trúc.
Chi phí xin giấy phép xây dựng, thiết kế nội thất – ngoại thất, sân vườn và tiểu cảnh.
Loại chi phí | Khoảng giá |
Thiết kế và xin giấy phép xây dựng | 120,000vnđ đến 300,000 vnđ/m2 |
Cách tính chi phí xây nhà theo m2 xây dựng

Có 2 cách phổ biến để tính chi phí xây nhà ở gia đình đó là:
- Tính chi phí xây nhà theo khối lượng và đơn giá. Cách tính này đòi hỏi phải có kiến thức về dự toán xây dựng. Ưu điểm là chính xác cao, dễ quản lý và giám sát.
- Tính chi phí xây nhà theo m2 xây dựng. Đây là cách tính đơn giản, dễ tính và được nhiều thầu xây dựng hiện nay áp dụng. Tuy nhiên, mức độ chính xác phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người tính.
Trong đó, cách tự tính chi phí xây nhà theo 1m2 xây dựng thực hiện như sau:
Bước 1. Tính diện tích xây dựng quy đổi tính giá
Đối với các mẫu nhà ống hiện đại đơn giản, diện tích xây dựng quy đổi tính giá = Tổng A + B + C + D.
Trong đó:
A – Phần móng:
+ Móng đơn = Hệ số 30% x Diện tích xây dựng.
+ Móng cọc = Hệ số 30% – 50% x Diện tích xây dựng.
+ Nếu móng bè = Hệ số 50% x Diện tích xây dựng.
B – Phần thân:
+ Tầng trệt, lầu, chuồng cu = Hệ số 100% x Diện tích xây dựng.
+ Thông tầng lững = Hệ số 50% x Diện tích xây dựng.
C – Phần mái nhà:
+ Mái tôn = Hệ số 20% x Diện tích.
+ Mái bê tông cốt thép = Hệ số 50% x Diện tích.
+ Mái ngói kèo sắt = Hệ số 70% x Diện tích mặt nghiêng.
+ Mái ngói bê tông cốt thép = Hệ số 100% x Diện tích mặt nghiêng.
D – Phân sân nhà:
+ Sân trước, sân sau = Hệ số 30 – 50% x Diện tích xây dựng.
Bước 2. Tính chi phí xây nhà
Chi phí xây nhà = Diện tích xây dựng quy đổi x đơn giá.
Giá xây dựng nhà phố – nhà ống đơn giản áp dụng đến cuối năm 2021 như sau:
- Giá xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện hiện nay khoảng từ 3,24 triệu đồng đến 3,45 triệu đồng/m2.
- Giá xây nhà trọn gói hiện nay khoảng từ 5,4 triệu đồng đến 6,45 triệu đồng/m2.
Nhà thầu xây dựng sẽ tính thêm chi phí nếu bếu bạn yêu cầu xây dựng thêm ban công, giàn hoa ở sân thượng, tầng lững, tầng hầm, v/v.
Dự trù chi phí xây nhà cấp 4

Giả sử bạn có kế hoạch xây nhà cấp 4 ở Bình Dương, diện tích 100m2 (5m x 20m). Bạn muốn biết chi phí xây nhà cấp 4 100m2 mái tôn hết bao nhiêu tiền?
Áp dụng cách dự trù chi phí xây nhà theo m2 xây dựng, chúng ta tính như sau:
Bước 1. Diện tích quy đổi tính giá xây nhà cấp 4 100m2 mái tôn
Móng bè = 50% x Diện tích xây dựng = 50% x 100m2 = 50m2.
Phần thân = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 100m2 = 100m2.
Mái Tole = 20% x Diện tích = 20% x 100m2 = 20m2.
Tổng diện quy đổi tích tính đơn giá = 50m2 + 100m2 + 20m2 = 170m2.
Bước 2. Tính chi phí xây nhà cấp 4 100m2 mái tôn
Chi phí xây nhà = Diện tích quy đổi x đơn giá.
Với giá xây nhà trọn gói từ 5,4 triệu đồng đến 6,45 triệu đồng/m2 thì dự trù chi phí xây nhà cấp 4 100m2 mái tôn là từ 918 triệu đống đến 1.096,5 triệu đồng.
Gói dịch vụ xây nhà | Khoảng giá | Khoảng chi phí |
Xây nhà phần thô và nhân công hoàn thiện | 3,25 đến 3,45 triệu đồng/m2 | 552,5 đến 586,5 triệu đồng |
Xây nhà phần hoàn thiện | 2,15 đến 3,0 triệu đồng/m2 | 365,5 đến 510 triệu đồng |
Tổng chi phí xây nhà trọn gói | 5,4 đến 6,45 triệu đồng/m2 | 918 đến 1.096,5 triệu đồng |
Tương tự, bạn có thể tự dự trù để biết xây nhà cấp 4 80m2, 120m2, v/v mái thái, mái bằng hết bao nhiêu tiền.
Bạn nên cập nhật đơn giá xây nhà cấp 4 tại địa phương để dự toán chi phí được chính xác nhất.
Dự trù chi phí xây nhà 2 tầng

Bạn có kế hoạch xây nhà 2 tầng, diện tích 50m2, móng cọc và mái tôn. Bạn muốn biết xây nhà 2 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền?
Áp dụng cách dự trù chi phí xây nhà theo m2 xây dựng, chúng ta tính như sau:
Bước 1. Diện tích quy đổi tính giá xây nhà 2 tầng 50m2 mái tôn
Phần móng:
Móng cọc= 30% x Diện tích xây dựng = 30% x 50m2 = 15m2.
Phần thân:
Tầng 1 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 50m2 = 50m2.
Tầng 2 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 50m2 = 50m2.
Phần mái:
Nhà mái tôn = 20% x Diện tích = 20% x 50m2 = 20m2.
Như vậy, tổng diện tích quy đổi tính chi phí = 15m2 + 50m2 + 50m2 + 20m2 = 135m2.
Bước 2. Tính chi phí xây nhà 2 tầng 50m2 mái bằng
Chi phí xây nhà = Diện tích quy đổi x đơn giá.
Với giá xây nhà trọn gói từ 5,4 – 6,45 triệu đồng/m2 thì dự trù chi phí xây nhà 2 tầng 50m2 là từ 729 đến 871 triệu đồng.
Gói dịch vụ xây nhà | Khoảng giá | Khoảng chi phí |
Xây nhà phần thô và nhân công hoàn thiện | 3,25 – 3,45 triệu đồng/m2 | 439 – 466 triệu đồng |
Xây nhà phần hoàn thiện | 2,15 – 3,0 triệu đồng/m2 | 290 – 405 triệu đồng |
Tổng chi phí xây nhà trọn gói | 5,4 – 6,45 triệu đồng/m2 | 729 – 871 triệu đồng |
Tương tự, bạn có thể dự trù chi phí xây nhà 2 tầng 60m2, 70m2, 75m2, v/v.
Bạn nên cập nhật giá xây nhà 2 tầng tại địa phương để dự toán chi phí được chính xác nhất.
Dự trù chi phí xây nhà 2 tầng 1 tum

Bạn có kế hoạch xây nhà 2 tầng 1 tum 80m2, mái bằng BTCT, móng cọc. Trong đó, diện tích tầng tum là 20m2.
Để biết chi phí xây nhà 2 tầng 1 tum 80m2 hết bao nhiêu tiền chúng ta tính như sau:
Bước 1. Diện tích quy đổi tính giá xây nhà 2 tầng 1 tum 80m2
Phần móng:
Móng cọc = 40% x Diện tích xây dựng = 40% x 80m2 = 32m2.
Phần thân:
Tầng 1 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 80m2 = 80m2.
Tầng 2 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 80m2 = 80m2.
Tầng tum = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 20m2 = 20m2.
Phần mái:
Mái sân thượng: 50% x 60m2 = 30m2.
Mái tum thang = 50% x 20m2 = 10m2.
Như vậy, tổng diện tích quy đổi tính giá nhà 2 tầng 1 tum 80m2 (5m x 16m) là 252m2.
Bước 2. Tính chi phí xây nhà 2 tầng 80m2 và 1 tum
Chi phí xây nhà 2 tầng 80m2 1 tum = Diện tích quy đổi x đơn giá.
Với báo giá xây nhà trọn gói từ 5,4 đến 6,45 triệu đồng/m2 thì dự trù chi phí xây nhà 2 tầng 80m2 và 1 tum là 1.361 đến 1625 triệu đồng.
Gói dịch vụ xây nhà | Khoảng giá | Khoảng chi phí |
Xây nhà phần thô và nhân công hoàn thiện | 3,25 – 3,45 triệu đồng/m2 | 819 – 869 triệu đồng |
Xây nhà phần hoàn thiện | 2,15 – 3,0 triệu đồng/m2 | 542 – 756 triệu đồng |
Tổng chi phí xây nhà trọn gói. | 5,4 – 6,45 triệu đồng/m2 | 1361 – 1625 triệu đồng |
Dự trù chi phí xây nhà 3 tầng

Bạn có kế hoạch xây nhà và muốn biết chi phí xây nhà 3 tầng 75m2, mái bằng BTCT và móng cọc hết bao nhiêu tiền?
Áp dụng cách tính chi phí xây nhà theo m2 xây dựng, chúng ta tính như sau:
Bước 1. Diện tích quy đổi tính giá xây nhà 3 tầng 75m2
Phần móng:
Móng cọc = 40% x Diện tích xây dựng = 40% x 75m2 = 30m2.
Phần thân:
Tầng 1 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 75m2 = 75m2.
Tầng 2 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 75m2 = 75m2.
Tầng 3 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 75m2 = 75m2.
Phần mái:
Mái BTCT = 50% x 75m2 = 37,5m2.
Như vậy, tổng diện tích quy đổi tính giá nhà 3 tầng 75m2 là 292,5m2.
Bước 2. Tính chi phí xây nhà 3 tầng 75m2
Tương tự, chi phí xây nhà 3 tầng 75m2 = Diện tích quy đổi x đơn giá.
Nếu giá xây nhà trọn gói từ 5,4 – 6,45 triệu đồng/m2 thì dự trù chi phí xây nhà 3 tầng 75m2 là từ 1580 – 1887 triệu đồng.
Gói dịch vụ xây nhà | Khoảng giá | Khoảng chi phí |
Xây nhà phần thô và nhân công hoàn thiện | 3,25 – 3,45 triệu đồng/m2 | 951 – 1009 triệu đồng |
Xây nhà phần hoàn thiện | 2,15 – 3,0 triệu đồng/m2 | 629 – 878 triệu đồng |
Tổng chi phí xây nhà trọn gói. | 5,4 – 6,45 triệu đồng/m2 | 1580 – 1887 triệu đồng |
Lưu ý: Bạn nên cập nhật giá xây nhà 3 tầng tại địa phương để dự toán chi phí được chính xác nhất.
Dự trù chi phí xây nhà 4 tầng

Bạn dự kiến xây nhà 4 tầng 75m2, mái bằng BTCT và móng cọc. Bạn muốn biết dự trù chi phí xây nhà 4 tầng 75m2 hết bao nhiêu tiền?
Áp dụng cách tính chi phí xây nhà 1m2 xây dựng, chúng ta tính như sau:
Bước 1. Diện tích quy đổi tính giá xây nhà 4 tầng 75m2
Phần móng:
Móng cọc = 40% x Diện tích xây dựng = 40% x 75m2 = 30m2.
Phần thân:
Tầng 1 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 75m2 = 75m2.
Tầng 2 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 75m2 = 75m2.
Tầng 3 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 75m2 = 75m2.
Tầng 4 = 100% x Diện tích xây dựng = 100% x 75m2 = 75m2.
Phần mái (37,5m2):
Mái BTCT = 50% x 75m2 = 37,5m2.
Như vậy, tổng diện tích quy đổi tính giá nhà 4 tầng 75m2 là 367,5m2.
Bước 2. Tính chi phí xây nhà 4 tầng 75m2
Tương tự, chi phí xây nhà 4 tầng 75m2 = Diện tích quy đổi x đơn giá.
Với báo giá xây nhà trọn gói từ 5,4 – 6,45 triệu đồng/ 1m2 thì dự trù chi phí xây nhà 4 tầng 75m2 là từ 1985 – 2370 triệu đồng.
Gói dịch vụ xây nhà | Khoảng giá | Khoảng chi phí |
Xây nhà phần thô và nhân công hoàn thiện | 3,25 – 3,45 triệu đồng/m2 | 1194 – 1268 triệu đồng |
Xây nhà phần hoàn thiện | 2,15 – 3,0 triệu đồng/m2 | 790 – 1103 triệu đồng |
Tổng chi phí xây nhà trọn gói | 5,4 – 6,45 triệu đồng/m2 | 1985 – 2370 triệu đồng |
Lưu ý: Bạn nên cập nhật đơn giá xây nhà 4 tầng tại địa phương để dự toán chi phí được chính xác nhất.
Cách giảm chi phí xây nhà

Tham khảo những cách để chọn đất xây nhà, thiết kế hợp lý, vật liệu xây nhà và nhà thầu uy tín mà bạn tin tưởng sẽ giúp quá trình xây nhà diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm chi phí.
1. Chọn đất xây nhà
Chọn đất xây nhà không những giúp tiết kiệm tiền khi mua đất mà còn giúp bạn giảm chi phí trong quá trình thi công xây dựng.
Tìm hiểu kỹ khu đất bạn định mua để xây nhà
Bạn có thể liên hệ phòng địa chính Phường/ Xã hoặc phòng đô thị Quận/ Huyện để hỏi về quy hoạch khu đất bạn muốn xây dựng trên đó.
Hoặc, bạn có thể chọn một môi giới bất động sản hoặc người nào đó có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về khu đất mà bạn quan tâm để tìm mua lô đất đáp ứng các thông số kỹ thuật của bạn.
Về giá trị của lô đất, bạn hãy thử hỏi người dân địa phương, môi giới hay trên các trang website về bất động sản. Điều này có thể rất hữu ích khi bạn đang cân nhắc các lựa chọn của mình.
Đầu tư vào những “lô đất có vấn đề” một cách thận trọng
Một số người thích đầu tư vào các “lô đất có vấn đề” như lô đất nằm ở vị trí hạ tầng chưa hoàn thiện. Bởi vì những lô đất này thường có giá thấp hơn so với những lô ở nơi có cơ sở hạ tầng.
Mặc dù chúng có thể rẻ hơn để mua, nhưng những lô này có thể khiến bạn tốn thêm chi phí sau này. Ví dụ: Nếu khu đất quá xa trung tâm, bạn có thể cần phải trả nhiều tiền để đi lại, kết nối với hệ thống điện, nước.
Chia nhỏ chi phí của một lô đất lớn với người khác
Nếu bạn tìm thấy mảnh đất hoàn hảo để xây nhà nhưng nó hơi quá lớn so với nhu cầu và khả năng của bạn. Bạn có thể cố gắng thuyết phục một người bạn hoặc thành viên trong gia đình hoặc ai đó làm hàng xóm với bạn.
Bằng cách này, bạn sẽ có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua một lô đất lớn hơn và chia đôi (hoặc chia nó thành các phần nhỏ mà cả hai đều thấy vừa ý). Sau đó nhờ bạn bè hoặc thành viên gia đình trả cho bạn phần đất mà họ đã chọn để trang trãi chi phí. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng lô đất được phép tách thửa.
2. Chọn thiết kế nhà đẹp phù hợp
Bằng cách chọn thiết kế nhà đẹp phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhân công xây dựng và vật liệu xây dựng.
Chọn mẫu thiết kế nhà thông dụng
Nếu bạn chọn phương án thiết kế nhà đẹp thông dụng. Thì việc thi công xây dựng sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn. Lý do là nhà thầu sẽ biết chính xác thời gian xây dựng, vật liệu cần thiết và kích thước như thế nào.
Ví dụ: Chọn thiết kế nhà ống 2 tầng đơn giản giúp tiết kiệm tiền xây nhà hơn so với thiết kế mẫu nhà ống 2 tầng cổ điển hay tân cổ điển.
Thiết kế nhà theo chiều dọc, không phải theo chiều ngang.
Nếu bạn xây nhà cấp 4 rộng 200m2 nằm trên một tầng duy nhất thì bạn sẽ phải mua nền đất rộng hơn so với bạn xây nhà 2 tầng 100m2.
Thiết kế nhà ống nhiều tầng sẽ tiết kiệm tiền mua đất xây nhà.
Chọn phong cách thiết kế đơn giản
Thiết kế nhà đẹp đơn giản, phong cách thiết kế mộc mạc. Bạn có thể để lại những bức tường gạch hay bê tông đơn giản mà chưa hoàn thiện. Thậm chí, bạn có thể để lộ dầm, mái nhà.
Phong cách thiết kế nhà phố hiện đại cũng có thể giúp tiết kiệm tiền của bạn. Bằng cách này, cũng có thể sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng và vật liệu.
Ngoài ra, thiết kế nhà nên tránh sử dụng vật liệu đắt tiền và các thành phần trang trí hoàn thiện quá cầu kỳ.
Xác định rõ về nhu cầu của bạn khi xây nhà
Nếu bạn thiết kế xây dựng một ngôi nhà đồ sộ nhưng chỉ sử dụng hai hoặc ba phòng, bạn đã lãng phí rất nhiều diện tích và tiền bạc.
Xây nhà đủ đáp ứng nhu cầu của bạn, không thêm không gian mà bạn có thể không sử dụng đến.
3. Chọn vật liệu xây nhà
Phần lớn tiền xây nhà của bạn là để mua vật liệu xây dựng. Chọn đúng vật liệu xây nhà là cách để bạn tiết kiệm chi phí xây nhà.
Chọn vật liệu xây nhà có chi phí bảo dưỡng thấp
Bạn hãy sử dụng những vật liệu sẵn có tại địa phương và ít yêu cầu sửa chữa, bảo dưỡng. Có thể, chúng sẽ làm tăng khoản đầu tư chi phí ban đầu nhưng chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền sửa chữa, bảo dưỡng về lâu dài.
Nên, hãy chắc chắn xem xét khí hậu khi mua vật liệu xây dựng cho ngôi nhà đẹp của bạn.
Sử dụng vật liệu đã qua sử dụng hoặc tái chế
Lựa chọn những vật liệu xây dựng và thiết bị còn hoạt động nhưng bị loại bỏ có thể giúp bạn tiết kiệm tiền khi xây nhà.
Gạch, sơn, và nhiều loại vật liệu – thiết bị có sẵn với giá ưu đãi nếu bạn biết tìm ở đâu. Việc tái sử dụng vật liệu không chỉ tiết kiệm tiền xây nhà mà còn ngăn chất thải tích tụ trong bãi phế liệu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thương lượng với nhà thầu xây dựng để có những thứ như đồ gia dụng tặng kèm theo hợp đồng xây dựng.
Khảo sát giá khi mua vật liệu.
Vật liệu xây dựng phần thô (cát, xi, gạch) và vật liệu hoàn thiện (như gạch sàn, tủ và cửa) đều có thể mua được với mức giá rẻ hơn khi bạn so sánh giá tại một số cửa hàng khác nhau.
Ngoài ra, hãy tìm các giải pháp thay thế kinh tế hơn cho các vật liệu bạn đã chọn. Ví dụ, sàn đá cẩm thạch sẽ đắt hơn sàn gỗ cứng. Chọn vật liệu rẻ tiền cũng là cách để tiết kiệm tiền khi xây nhà.
Đầu tư vật liệu có khả năng mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất
Đầu tư vào một số vật liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền, trong khi những vật liệu khác chỉ trông đẹp mắt, tốn tiền.
Ví dụ: Đầu tư vào vật liệu cách nhiệt chất lượng là một lựa chọn vật liệu có thể làm tăng giá trị ngôi nhà của bạn và giữ cho chi phí năng lượng của bạn ở mức thấp. Mặt khác, một chiếc tủ bếp thực sự đắt tiền sẽ chỉ làm đẹp cho ngôi nhà của bạn, nhưng giá trị thực của nó chẳng tăng thêm chút nào.
Đừng lãng phí vật liệu xây nhà.
Vật liệu xây dựng thường có kích thước tiêu chuẩn. Nên, thiết kế công năng các vị trí tương ứng với tiêu chuẩn của vật liệu xây dựng sẽ tiết kiệm chi phí mua vật liệu, công lắp đặt.
4. Chọn nhà thầu xây nhà uy tín
Khảo giá nhiều nhà thầu.
Sau khi bạn đã có bản thiết kế nhà đẹp như ý. Bạn đừng gửi chúng cho chỉ một công ty xây dựng. Bạn hãy yêu cầu các công ty xây dựng uy tín mà bạn tin để tham khảo giá, đánh giá dịch vụ của họ.
Hãy chắc chắn chọn một công ty xây dựng uy tín để hoàn thành công việc xây nhà trong thời gian quy định. Và hãy yêu cầu nhà thầu có bảo hiểm tai nạn. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ được giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công.
Tự làm những gì mà bạn có thể
Nhiều nhà thầu cũng cần thợ, phụ để giúp họ làm việc.
Nếu bạn có thời gian và cảm thấy thoải mái khi trộn bê tông, xách xi, vung búa, sơn ngoại thất hoặc nội thất hoặc làm một số cảnh quan cơ bản. Bạn có thể đề xuất ý tưởng với nhà thầu xây dựng của mình để đổi lấy một khoản chi phí hợp đồng được giảm xuống.
Lưu ý là bạn đừng nhận những công việc mà bạn cảm thấy không đủ khả năng để giải quyết.
Bám sát dự toán
Khi bạn thay đổi thiết kế sẽ làm phát sinh công việc. Bạn sẽ cần thêm cả thời gian và tiền bạc vào quá trình xây dựng nhà.
Nên, sau khi lập kế hoạch xây nhà, hoàn thiện thiết kế và dự toán, bạn nên kiên trì thực hiện theo kế hoạch đề ra.
5. Tiết kiệm tiền trong dài hạn
Chọn các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Khi bạn mua máy giặt, điều hòa hay tủ lạnh, hãy tìm các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Thường thì các thiết bị này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền khi sử dụng hơn. Khoản tiết kiệm này có thể giúp bạn thanh toán hóa đơn điện và gas trong suốt thời gian sử dụng của ngôi nhà.
Thiết kế, bố trí nhà của bạn theo hướng tiết kiệm năng lượng. Bố trí hướng nhà, cửa theo cách mà ngôi nhà sẽ được ấm một cách tự nhiên vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Đây cũng là cách để bạn tiết kiệm chi phí.
Lời bình
Dự toán chi phí xây nhà cấp 4, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng, nhà 4 tầng trên áp dụng cho nhà ống – nhà phố thông dụng.
Xây nhà hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào vị trí xây dựng, diện tích, chi phí nhân công, loại vật liệu mà bạn chọn và một số yếu tố khác. Bạn nên cập nhật báo giá tại địa phương để tính dự trù chi phí xây nhà được chính xác hơn.
Hãy chia sẻ cùng webxaynha nếu bạn có phương pháp dự trù chi phí xây nhà đơn giản và chính xác hơn.